Lê Đạt

Tiểu sử

 
Lê Đạt tên thật là Đào Công Đạt, sinh ngày 10/09/1929 tại xã Âu Lâu, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái, mất ngày 21/4/2008 tại Hà Nội.
 Cha là Đào Công Đệ (mất năm 1975), quê phường Á Lữ, xã Mỹ lộc, Phủ Lạng Giang (Bắc Giang), Giám đốc S Hoả xa Vân Nam tại Yên Bái.
Mẹ là Nguyễn Thị Sen (mất năm 1982), người làng Đình Bảng, Bắc Ninh, theo cha làm Chánh Cẩm ở Yên Bái, buôn bán.
Lê Đạt học tiểu học ở Yên Bái. 1941, trung học ở trường Bưởi (Hà Nội), sau đó là trường Albert Sarraut.

19/12/1946: tham gia kháng chiến ở Yên Bái - Ban Tuyên huấn.

1948: học luật ở Thái Nguyên rồi được Văn phòng Tổng bí thư Trường Chinh tuyển.

1949:  làm thư ký văn nghệ cho Trường Chinh.

Cuối 1951: sang Ban Tuyên huấn Trung ương của Tố Hữu, trong ban phụ trách Văn nghệ.

Năm 1956: Lê Đạt là một trong những người khởi xướng phong trào Nhân văn Giai phẩm. Bị trừng phạt. Cải tạo. Không được in ấn trong 30 năm.

Trở lại Văn đàn với tập thơ Bóng Chữ -1994. Gây nhiều tranh luận.

  
 

Tác phm:

Thế giới này là của chúng ta, 1955

Cửa biển, ( in chung với Trần Dần, Văn Cao, Hoàng Cầm) 1956

Bài thơ trên ghế đá, thơ, 1957

Bóng chữ, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội 1994

Ngó lời, thơ, 1997

Hèn đại nhân, truyện ngắn, 1997

Từ tình Ép-phen, thơ 1998

Mi là người bình thường, truyện ngắn, 2007

U75 từ tình (thơ, 2007)

Đường chữ (tiểu luận)